• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nghị lực của người mẹ chăm 4 con là nạn nhân chất độc da cam  

Trong ngôi nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Mai, 86 tuổi, ở ấp Vịnh, xã An Cơ, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đang phải gánh chịu nỗi đau da cam chồng chất những khó khăn, vất vả. Với trái tim nhân hậu, tình thương yêu vô bờ và niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn, suốt mấy chục năm qua, bà Nguyễn Thị Mai thầm lặng, kiên trì và miệt mài chăm sóc, giành giật lấy sự sống từng ngày cho 4 người con do bị di nhiễm chất độc da cam/dioxin từ bố.

Ông Nguyễn Văn Tấn (1939 – 2002), chồng bà Mai là người tham gia kháng chiến chống Mỹ, hưởng chế độ Thương binh Hạng 4/4 và là nạn nhân chất độc da cam. ông mất năm 2002, để lại cho bà Mai gánh nặng gia đình, 4 đứa con trai: Nguyễn Văn Công sinh 1964; Nguyễn Văn Ngân sinh 1970; Nguyễn Văn Lực sinh 1972 và Nguyễn Thành Phước sinh 1985. Bà Mai cho biết: Lúc sinh ra cả 4 đứa con đều khoẻ mạnh, nhưng đến khoảng 3, 4 tuổi bắt đầu xuất hiện nhiều hành vi bất thường như: nói không rõ lời, ngơ ngác, đến tuổi đi học, cả 4 đứa đều không biết viết, biết nói và phá phách nên nhà trường phải trả về cho gia đình. Nghĩ các con chậm phát triển, ông bà cố gắng làm lụng, tích cóp có tiền đi khám và chữa trị.

         

Bốn người con của bà Nguyễn Thị Mai

Tất cả mọi việc từ vệ sinh thân thể, ăn uống, tắm rửa, giặt giũ…cho 4 đứa con đã chiếm trọn thời gian cả ngày lẫn đêm khiến bà mệt mỏi; khổ nhất là lúc cả 4 người con đổ bệnh, nằm vạ vật trong nhà, ai nói gì cũng không nghe, không hiểu; tuy đã lớn nhưng vô thức, muốn ăn, muốn ngủ, tự đi, tự về không thể quản lý được. Có nhiều hôm tối khuya không thấy, bà phải lặn lội khắp nơi tìm từng đứa con về ngủ. Mỗi lần như vậy tôi phải kêu thật to để mọi người trong xóm nghe thấy chỉ giúp chứ chúng nó có trả lời được đâu, nhiều người không thông cảm lại nói bà làm mất trật tự xóm ấp. Vất vả nhất là chuyện sinh hoạt cá nhân từ ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa đều phải lựa lời nói khéo chúng mới nghe theo… Trong 4 người con, có 2 người là Nguyễn Văn Ngân và Nguyễn Thành Phước là bị bệnh nặng hơn, nhiều hôm Ngân đập phá nhà cửa, đập đổ cả hàng rào bà con lối xóm, lúc đó tôi như ngồi trên đống lửa, bây giờ mỗi khi cháu Ngân đi ra khỏi nhà là tôi lại thấy lo, mà xích con lại một chỗ thì thấy tội quá. Còn Phước thì thường xuyên bị động kinh, bỏ ăn vài ngày nằm lỳ trong nhà không nói năng gì.

Bà Mai còn mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, nhiều việc chăm sóc các con bà đều phải trông chờ vào sự giúp đỡ của người con gái út ở gần nhà, kể cả khi đi nhận tiền trợ cấp của mẹ và các anh. chị Nguyễn Thị Thuận sinh 1976 lại phải tính toán chi li các khoản chi tiêu, mua sắm sao cho vừa đủ và còn phải để dành mua thuốc chăm sóc cho mẹ. “ Ở tuổi gần đất, xa trời, cứ đặt lưng xuống là tôi lại nghĩ lúc mình chết, không biết khi ấy các con sẽ như thế nào? Cứ như thế tôi mất ngủ triền miên, tinh thần suy sụp” bà Mai bộc bạch.

 

Bà Lê Thị Nhã Phương, Trưởng ấp thăm và tặng quà cho gia đình bà Mai

Ông Nguyễn Văn Tường, Chủ tịch Huyện hội Châu Thành là người cùng ấp với bà Mai bày tỏ: “Bà Nguyễn Thị Mai một phụ nữ lớn tuổi với nhiều căn bệnh tiềm ẩn trong người, nhìn những cử chỉ bà Mai âu yếm các con đầy yêu thương, chúng tôi càng khâm phục và ngưỡng mộ bà hơn. Suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi chồng bà mất, bà đã vắt kiệt sức lực của mình, âm thầm, nhẫn nại từng ngày để giành giật lấy sự sống cho các con…đó chính là đức tính hy sinh cao cả và phi thường của người mẹ”.

Bà Lê Thị Nhã Phương, Trưởng ấp chia sẻ: “Điều đáng mừng là dù ít hay nhiều thì bà Mai và các con của bà đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng; các cấp chính quyền ở địa phương, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và những cá nhân có lòng hảo tâm quan tâm thăm hỏi, động viên, tặng quà giúp đỡ đã làm vơi đi phần nào những khó khăn, vất vả của gia đình bà Mai”.

Tuổi đã xế chiều, bà Mai chỉ mong có sức khoẻ để sống thêm chăm lo cho các con. Hoàn cảnh, điều kiện của gia đình bà Mai tuy đã có chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng nhưng đang rất cần sự quan tâm và hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng xã hội./.

 

                                                                  Hà Quang
Tỉnh hội Tây Ninh

 

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Khép lại quá khứ, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

    Khép lại quá khứ, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

    Thảm họa da cam, nỗi đau da cam ở Việt Nam không thể bị lãng quên, nhưng với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, chúng ta không khơi lại thù hận, ngăn cách, mà kêu gọi lương tri, lòng nhân ái, trách nhiệm pháp lý và đạo lý “chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”.